You are here:

Bài 7: Mô hình Tam Giác (Triangle)

Điểm lại những mô hình giá đã học trong các bài trước, bạn nên xem lại trước khi bắt đầu bài học này:

Trong 5 mô hình giá trên thì 3 mô hình giá đầu tiên là mô hình giá đảo chiều, 2 mô hình giá cuối là mô hình giá tiếp diễn.

Bài học này bạn sẽ được học mô hình Tam Giác. Mô hình giá này không phải mô hình giá đảo chiều cũng không phải mô hình giá tiếp diễn.

1. Mô hình Tam Giác là gì?

Mô hình Tam Giác (tiếng Anh là Triangel) là mô hình báo hiệu sự tạm dừng của xu hướng hiện tại. Giá có xu hướng “hội tụ” trước khi phá vỡ mô hình Tam Giác một cách mạnh mẽ về một phía.

Trong khu vực tam giác này, cả bên mua và bên bán đều không cho thấy sự chiến đấu gắt gao để tạo ra thắng lợi cho một bên.

Cả hai bên đều muốn chờ đợi một tín hiệu gì đó rõ ràng hơn cho đến tận cuối của tam giác.

Càng về cuối tam giác, biên độ giá ngày càng hẹp, một bên quyết định dồn hết sức tung đòn và đã knock out đối phương.

Bạn sẽ không biết giá sẽ đột phá theo hướng nào, bạn chỉ có thể biết rằng giá “khả năng cao” sẽ bùng nổ mạnh mẽ sau khi phá vỡ tam giác.

Mô hình Tam Giác có 3 loại: Tam Giác Cân, Tam Giác GiảmTam Giác Tăng.

Mô hình Tam Giác mẫu:

Mô hình tam giác

2. Cách giao dịch với mô hình Tam Giác

Điểm vào: Đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình về bất kỳ phía nào

Dừng lỗ và chốt lời: như trên hình mẫu

Để hiểu rõ hơn cách giao dịch chúng ta sẽ xem nhiều ví dụ thực tế của mô hình Tam Giác.

2.1. Mô hình Tam Giác Cân

Mô hình Tam Giác Cân được hình thành khi giá “hội tụ” giữa một đường trend line hỗ trợ hướng lên và một trend line kháng cự hướng xuống.

Hai trend line này đối xứng với nhau qua một trục ngang và tam giác được tạo thành giữa hai trend line này là tam giác cân.

Bạn hãy xem mô hình Tam Giác Cân ở giữa ảnh mẫu.

Một số ví dụ thực tế về mô hình Tam Giác Cân:

Mô hình tam giác

2.2. Mô hình Tam Giác Giảm

Mô hình Tam Giác Giảm được hình thành khi giá “hội tụ” giữa một vùng giá hỗ trợ và một trend line kháng cự phía trên.

Bạn hãy xem mô hình Tam Giác Giảm ở bên trái ảnh mẫu.

Nhìn vào mô hình Tam Giác Giảm ta có thể thấy phe bán đang thắng thế với liên tiếp những đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Các đỉnh này bị giới hạn bởi đường trend line đóng vai trò kháng cự.

Với việc phe bán có lợi thế lớn hơn rất nhiều thì hầu hết trường hợp, phe bán chiến thắng và giá sẽ phá vỡ vùng hỗ trợ và giá tiếp tục giảm. Tuy nhiên bạn biết rằng có lợi thế lớn đến đâu thì vẫn luôn có bất ngờ phải không.

Bạn hãy xem ví dụ mô hình Tam Giác Giảm trong cặp GBP/AUD khung D1 dưới đây:

2.3. Mô hình Tam Giác Tăng

Mô hình Tam Giác Tăng được hình thành khi giá “hội tụ” giữa một vùng giá kháng cự và một trend line hỗ trợ phía dưới.

Bạn hãy xem mô hình Tam Giác Tăng ở bên phải ảnh mẫu.

Điều xảy ra trong thời gian này là có một mức kháng cự mà bên mua dường như không thể đẩy giá vượt qua được. Tuy nhiên, họ đang dần dần chiếm ưu thế khi các đáy đã cao dần.

Với việc phe mua có lợi thế lớn hơn rất nhiều thì hầu hết trường hợp, phe mua chiến thắng và giá sẽ phá vỡ vùng kháng cự và giá tiếp tục tăng.

Ví dụ thực tế mô hình Tam Giác Tăng với cặp USD/CHF trên khung H4:

Kết nối với Sinvest

Sin - Founder

Chào bạn, tôi là Sin, tôi là một trader và là một nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Tôi được cộng đồng biết đến nhiều hơn sau khi đạt giải nhì trong cuộc thi Vietnam Trading Challenge kéo dài 2 tháng với tỷ suất lợi nhuận hơn 400%. Đây là cuộc thi trading lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay với sự tham gia của hơn 1400 trader.

Tôi tạo ra blog này để chia sẻ đến bạn những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được trong gần 6 năm qua trên hành trình trading của mình.

6 Bình luận

  1. Mô hình cờ đuôi nheo, cái nêm, và mô hình tam giác thì thì có gì khác nhau không ạ? Tại mình thấy kiểu dáng vs cách vào lệnh giống nhau.

Trả lời

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Post comment