You are here:

Bài 4: Mối quan hệ giữa tỷ lệ Fibonacci và sóng Elliott

Mối quan hệ giữa tỷ lệ Fibonacci và Eliot

1. Dãy số Fibonacci và tỷ lệ Fibonacci

Dãy số Fibonacci là dãy số bắt đầu với 0 và 1, số tiếp theo bằng tổng 2 số liền trước.

Từ quy luật đó ta có dãy Fibonacci: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610, … 

Nếu chia một số bất kỳ cho số đứng liền trước nó trong dãy Fibonacci thì sẽ có kết quả gần bằng 1.618. Lấy ví dụ 34 : 21 = 1.618.

Ngoài ra chia cùng số đó cho số đứng liền sau nó sẽ cho kết quả là 0.618. Lấy ví dụ 34 : 55 = 0.618.

1.618 và 0.618 và 2 số nghịch đảo của nhau. Tức là 1.618 x 0. 618 = 1.

Chia bất kỳ một số cho số đứng trước nó 2 bậc trong dãy số thì sẽ cho kết quả là 2.618. Lấy ví dụ 55 : 21 = 2.618.

Hơn nữa, chia cùng số đó cho số đứng sau nó 2 bậc trong dãy số thì sẽ cho kết quả là 0.382. Lấy ví dụ 55 : 144 = 0.382.

2.618 và 0.382 và 2 số nghịch đảo của nhau. Tức là 2.618 x 0.382 = 1.

Chia bất kỳ một số cho số đứng trước nó 3 bậc trong dãy số sẽ cho kết quả là 4.236. Lấy ví dụ 144 : 34 = 4.236.

Đồng thời chia cùng số đó cho số đứng sau nó 3 bậc trong dãy số thì sẽ có kết quả là 0.236. Lấy ví dụ 144 : 610 = 0.236.

4.618 và 0.236 và 2 số nghịch đảo của nhau. Tức là 4.618 x 0.236 = 1.

………….

2. Mối quan hệ giữa tỷ lệ Fibonacci và các mô hình sóng Elliott

Các mục tiêu theo tỷ lệ Fibonacci thường bộc lộ các mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng.

Nguyên lý sóng Elliott tạo ra hình dáng và khung sườn trong khi tỷ lệ Fibonacci tạo ra công cụ để đo lường các biến động giá kể cả về biên độ lẫn thời điểm kết thúc. Sự kết hợp tỷ lệ Fibonacci với nguyên lý sóng Elliott quả thật là một sự kết hợp khoa học.

Những mối quan hệ Fibonacci phổ biến nhất và tin cậy nhất có thể được tìm thấy giữa các sóng được nối với nhau bằng một sóng khác chứ không phải giữa 2 sóng liền nhau.

Ví dụ chiều dài của sóng 3 trong một chuỗi 5 sóng sẽ chịu ảnh hưởng từ chiều dài của sóng 1 chứ không phải từ chiều dài của sóng 2.

Tiếp theo bạn sẽ được biết chi tiết cách tính mục tiêu biên độ của từng sóng với tỷ lệ Fibonacci.

3. Mục tiêu biên độ của từng sóng Elliott theo tỷ lệ Fibonacci

#1. Sóng 1

Sóng 1 là một dao động giá mới khởi đầu cho một chuỗi sóng chủ.

Thông thường chúng ta không giao dịch ở sóng 1 mà sẽ chờ sóng 1 hình thành xong để tính toán biên độ các sóng tiếp theo.

#2. Sóng 2

Sóng 2 hồi lại ít nhất 23.6% nhưng chủ yếu là tại 3 mức 50% 61.8% và 76.4% so với sóng 1.

http://vangsaigon.com/iupload/images/wave2targe.png

#3. Sóng 3

Sóng 3 ít nhất bằng sóng 1, trừ các mô hình Leading Diagonal (LD), Ending Diagonal (ED) (với 2 dạng sóng này thì sóng 3 ngắn hơn sóng 1).

Nếu sóng 3 là sóng mở rộng và dài nhất trong các sóng chủ 1, 3, 5 thì nó sẽ có xu hướng bằng 161.8% đến 261.8% thậm chí 461.8% sóng 1.

http://vangsaigon.com/iupload/images/wave3targe.png

#4. Sóng 4

Sóng 4 thường hồi lại 38.2% hoặc 50% hoặc 61.8% so với sóng 3 nếu sóng 3 không phải sóng mở rộng.

Trong trường hợp sóng 3 mở rộng thì sóng 4 thường chỉ hồi lại 23.6% hoặc 38.2% so với sóng 3.

http://vangsaigon.com/iupload/images/wave4targe.png

#5. Sóng 5

Sóng 5 thường bằng với sóng 1 hoặc đi một khoảng cách 61.8% chiều dài sóng 1.

Nó cũng có thể có thể bằng 38.2% hoặc 61.8% chiều dài tổng của cả sóng 1 và sóng 3 cộng lại (từ chân sóng 1 lên đỉnh sóng 3).

Nếu sóng 5 là sóng mở rộng thì nó sẽ bằng 161.8% sóng 3 hoặc 161.8% chiều dài tổng của sóng 1 và sóng 3 cộng lại.

Lưu ý: Nếu sóng 5 không phải sóng mở rộng thì sẽ xuất hiện phân kỳ giữa đỉnh/đáy sóng 3 và sóng 5. Nếu sóng 5 là sóng mở rộng thì rất khó có hiện tượng phân kỳ trên.

http://vangsaigon.com/iupload/images/wave5targe.png

#6. Sóng A

Sau mô hình Ending Diagonal (ED) trong sóng (5) thì sóng A hồi về sóng 2 của mô hình Ending Diagonal (ED) này. 

C:\Users\Administrator\Desktop\waveatar.png

Khi sóng A là một phần của mô hình Contracting Triangle (CT), sóng (B) hoặc sóng (4) thì nó thường hồi lại 38.2% của cả 5 sóng trước đó và đi vào phạm vi sóng thứ 4 của 5 sóng này. 

http://vangsaigon.com/iupload/images/waveatar2.png

#7. Sóng B

Trong mô hình Zigzag (ZZ) thì sóng B hầu như hồi lại 38.2% hoặc 61.8% sóng A.

Trong mô hình Flat (FL) thì nó xấp xỉ bằng sóng A. Trong mô hình Flat (FL) Irregular thì nó thường đi một khoảng cách bằng 138.2% sóng A.

http://vangsaigon.com/iupload/images/wavebtar.png

#8. Sóng C

Sóng C có chiều dài ít nhất là 61.8% sóng A. Nó có thể ngắn hơn trong trường hợp mô hình Zigzag (ZZ) Running hoặc Flat (FL) Running trong đó sóng C rất ngắn và không thể vượt qua điểm cuối của sóng A.

Nhìn chung sóng C bằng với sóng A hoặc đi một khoảng cách bằng 161.8% sóng A. Sóng C thường đạt 161.8% chiều dài sóng a trong mô hình Flat (FL) Irregular.

http://vangsaigon.com/iupload/images/wavectar.png

Trong mô hình Contracting Triangle (CT) thì sóng C thường bằng 61.8% sóng A.

Trong mô hình Expanding Triangle (ET) thì sóng C thường bằng 161.8% sóng A.

#9. Sóng D

Trong mô hình Contracting Triangle (CT) thì sóng D thường bằng 61.8% sóng B.

Trong mô hình Expanding Triangle (ET) thì sóng C thường bằng 161.8% sóng B.

#10. Sóng E

Trong mô hình Contracting Triangle (CT) thì sóng E thường bằng 61.8% sóng C.

Trong mô hình Expanding Triangle (ET) thì sóng E thường bằng 161.8% sóng C. 

#11. Sóng X

Sóng X tối thiểu hồi lại 38.2% quá trình điều chỉnh A-B-C trước đó; một mức hồi lại 61.8% cũng phổ biến đối với sóng X.

http://vangsaigon.com/iupload/images/wavextar.png

HAIZZ. Vậy là chúng ta đã xong phần lý thuyết về sóng Elliott. Nếu bạn cũng cảm thấy mệt mỏi với “đống” mô hình sóng Elliott này thì hãy cho tôi biết ở bình luận bên dưới.

Nội dung về sóng Elliott là một loạt những mô hình cộng với những cái tên cực kỳ khó để ghi nhớ.

Nếu nhận được nhiều sự quan tâm về phương pháp giao dịch theo sóng Elliott thì tôi sẽ viết một bài học tổng hợp (không hề ngắn) về sóng Elliott với những nội dung cụ thể như sau:

  1. Phân loại các mô hình sóng chủ và cách ghi nhớ đơn giản nhưng hiệu quả nhất. Bạn cũng có thể giao dịch bằng cách ghi nhớ và áp dụng các mô hình sóng chủ này mà không cần quan tâm nhiều đến sóng điều chỉnh.
  2. Cách nhận biết mô hình sóng điều chỉnh đã kết thúc hay chưa. Bạn sẽ không cần phải lôi sách vở ra để xem sóng điều chỉnh đang đi vào mô hình nào, bước tiếp theo là gì, … mỗi khi phân tích thị trường Forex trên thực tế.
  3. Yếu tố thời gian ảnh hưởng đến mô hình sóng điều chỉnh như thế nào và cách vận dụng để dự đoán các bước của mô hình sóng điều chỉnh đó.
  4. Kết hợp những công cụ khác nhau (đã được học) để có thể đếm sóng chính xác nhất.
  5. Những cách nhận thị trường đảo chiều khi kết thúc sóng 5. Từ đó bạn sẽ vững tin “gồng lãi” và có phương án chốt lời tối ưu nhất.
  6. Và một số nội dung khác nữa …

 

Kết nối với Sinvest

Sin - Founder

Chào bạn, tôi là Sin, tôi là một trader và là một nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Tôi được cộng đồng biết đến nhiều hơn sau khi đạt giải nhì trong cuộc thi Vietnam Trading Challenge kéo dài 2 tháng với tỷ suất lợi nhuận hơn 400%. Đây là cuộc thi trading lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay với sự tham gia của hơn 1400 trader.

Tôi tạo ra blog này để chia sẻ đến bạn những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được trong gần 6 năm qua trên hành trình trading của mình.

22 Bình luận

  1. Rất mong nhận được bài viết tổng hợp về sóng Elliot. Cảm ơn admin rất nhiều từ những bài viết từ trang này

  2. Bài viết cực kỳ cực kỳ bổ ích. Mình chính thức trở thành thành viên trung thành vì những bài viết quá tâm huyết của Sinvest.

  3. Khi phân tích sóng Elliott thì thường áp dụng trên khung thời gian nào? Mong ad có thêm ví dụ để nạp được lượng kiến thức cực kỳ phức tạp này. thanks

  4. Thật là tuyệt vời. Hi vọng những bài học tổng hợp về sóng elliot sẽ được admin cho ra lò sớm nhất.

  5. Ad ơi khi nào có tài liệu tổng hợp sóng vậy ạ, mong sớm có cho a e học hỏi với ạ. Cảm ơn ad trước ạ

  6. Bài viết về sóng Elliot rất hay, rất tâm huyết. Rất mong sớm có bài viết tổng hợp về sóng Elliot. Cảm ơn admin rất nhiều! Chúc admin nhiều sức khỏe và thành công !

  7. Trong mô hình ED và LD, sóng 3 có nhất thiết phải ngắn hơn sóng 1 không bạn? Vì ở bài Mô hình sóng chủ cũng chỉ nói sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất trong 3 sóng 1, 3, 5 và hình ví dụ mình thấy sóng 3 cũng không ngắn hơn sóng 1.

  8. rất hay, rất tâm huyết, mình đang chờ đợi bài viết tiếp theo của bạn về sóng e, mong bạn sớm ra để mình được học tập, rất cảm ơn bài chia sẻ của bạn

  9. Thật tuyệt vời. Mong bạn ra bài viết về cách nhớ và ứng dụng sóng trong giao dịch được dễ dàng hơn.

Trả lời

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Post comment