You are here:

Bài 3: Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến thị trường Forex

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến thị trường Forex

Những chính sách tiền tệ được các chính phủ và ngân hàng trung ương đưa ra để phục vụ cho những mục tiêu kinh tế.

Các ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ luôn song hành với nhau. Mặc dù một số chính sách và nhiệm vụ của các ngân hàng trung ương khá tương đồng với ngân hàng thế giới nhưng nhìn chung mỗi tổ chức đều có những mục tiêu riêng đối với đặc thù của từng nền kinh tế riêng biệt.

Mục tiêu của các chính sách tiền tệ nói chung là thúc đẩy và duy trì sự ổn định của giá cả và sự tăng trưởng kinh tế.

Để đạt được mục tiêu, các ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ chủ yếu để kiểm soát những vấn đề sau:

  • Lãi suất gắn với giá trị của tiền tệ
  • Sự gia tăng của lạm phát
  • Sức cung của đồng tiền
  • Yêu cầu dự trữ đối với ngân hàng
  • Cho vay đối với các ngân hàng thương mại

[toc]

Các loại chính sách tiền tệ

Việc các ngân hàng trung ương kiểm soát lượng cung tiền trong nền kinh tế chính là chính sách tiền tệ, và nó có 2 loại:

  1. Chính sách tiền tệ mở rộng: được thông qua khi nền kinh tế suy thoái, tình trạng thất nghiệp tăng cao. Khi đó chính sách mở rộng được thực hiện nhằm tăng tổng cầu bằng cách cắt giảm lãi suất và tăng cung tiền cho nền kinh tế.
    Từ đó thúc đẩy tiêu dùng, vay vốn tăng cao, tăng trưởng dịch vụ, giảm thất nghiệp và giúp cho nền kinh tế phát triển.

  2. Chính sách tiền tệ thắt chặt: khi vấn đề lạm phát trở nên nghiêm trọng và nền kinh tế cần phải chậm lại bằng cách cắt giảm lượng cung tiền.
    Như đã nói, lạm phát đặc trưng bởi sức cung đồng tiền và chi tiêu, do đó chính sách được đưa ra nhằm mục đích giảm lượng cung tiền và chi tiêu trong nền kinh tế. Vì vậy, việc tăng lãi suất được đưa ra.

Các ngân hàng trung ương thường có mục tiêu duy trì mức lạm phát ở 2%.

Có thể điều này không được thông báo rộng rãi nhưng hầu như tất cả các chính sách tiền tệ của họ đều nhằm mục đích đưa lạm phát về con số này. Bởi họ biết rằng lạm phát có thể tốt cho nền kinh tế khi nó nằm ở mức phù hợp, nếu vượt quá vùng đó sẽ gây hại cho nền kinh tế.

Nói chung tất cả mọi người đều thích sự ổn định hơn là sự biến động, nhất là những sự biến động đột ngột và thiếu kiểm soát.

Các nhà giao dịch thích sự ổn định, ngân hàng trung ương thích sự ổn định và nền kinh tế cũng thích sự ổn định. Và việc biết được mục tiêu đối với lạm phát cũng giúp cho các trader hiểu được cách thức vận hành của ngân hàng trung ương.

Chu kỳ của chính sách tiền tệ

Đối với những ai theo dõi đồng USD và các diễn biến kinh tế, hãy nhớ lại thời điểm vài năm trước khi mà FED tăng lãi suất lên 10%.

Đó thực sự là một điều điên rồ nhất mà FED tạo ra khiến cho cả thế giới tài chính náo động.

Nó phủ kín khắp phương tiện truyền thông, giá xăng dầu lập đỉnh và giá sữa thì đắt như vàng.

Khi đó, bạn không biết làm gì khác ngoài việc lên giường ngủ và hy vọng khi tỉnh dậy mọi thứ sẽ trở lại bình thường.

Thật may, phía trên chỉ là một ví dụ và nó không có thật.

Các chính sách không bao giờ được phép thay đổi một cách đột ngột đáng kể như thế. Bởi vì như bạn đã thấy, nó thật sự là điều điên rồ khủng khiếp.

Các chính sách phải được thực hiện trong các điều chỉnh nhỏ một cách từ từ nếu không muốn khiến cho các ông lớn ở các ngân hàng trung ương hỗn loạn.

Đó là lý do tại sao chúng ta thường thấy lãi suất chỉ thay đổi từ 0.25% đến 1% ở một thời điểm.

Nhắc lại một lần nữa, tất cả mọi người và kể cả các ngân hàng trung ương đều muốn sự ổn định.

Để tạo ra và duy trì sự ổn định thì sẽ cần đến một lượng thời gian cần thiết cho việc thực hiện những thay đổi đối với lãi suất. Có thể là vài tháng, hay thậm chí là vài năm.

Chính sách tiền tệ tăng vọt

Đối với các nhà giao dịch ngoại hối, họ cần thu thập và nghiên cứu các dữ liệu cho việc giao dịch của mình.

Tương tự, đối với các ngân hàng trung ương cũng như vậy, chỉ có điều họ phải quyết định cho cả nền kinh tế.

Việc tăng hay giảm lãi suất đều có những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nhưng đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp họ sẽ cảm nhận được nó chậm hơn một chút so với các nhà giao dịch như chúng ta.

Độ trễ đó chính là thời gian để chính sách tiền tệ tạo ra được hiệu quả thực tế đối với nền kinh tế quốc gia, và thời gian này có thể kéo dài từ một đến vài năm.

Kết nối với Sinvest

Sin - Founder

Chào bạn, tôi là Sin, tôi là một trader và là một nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Tôi được cộng đồng biết đến nhiều hơn sau khi đạt giải nhì trong cuộc thi Vietnam Trading Challenge kéo dài 2 tháng với tỷ suất lợi nhuận hơn 400%. Đây là cuộc thi trading lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay với sự tham gia của hơn 1400 trader.

Tôi tạo ra blog này để chia sẻ đến bạn những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được trong gần 6 năm qua trên hành trình trading của mình.

Trả lời

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Post comment